DINH DƯỠNG ĐA DẠNG & C N BẰNG CHO BỆNH NH N UNG THƯ

17/09/2024

Chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng với thực đơn phong phú và món ăn đủ chất, không kiêng khem thái quá, chia làm nhiều bữa nhỏ, ăn ngon miệng … là cách tổt nhất để tăng tăng sức đề kháng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.


 
 

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường đề kháng của cơ thể. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho chức năng cơ thể bình thường và cho sự tăng trưởng. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể không thể tổng hợp được và do đó phải được cung cấp từ thực phẩm và 4 nhóm dinh dưỡng chính quyết định sức khỏe của bệnh nhân ung thư là: Protein ( Đạm), Đường (tinh bột – carbohydrat), Lipid – Mỡ/dầu, Vitamin và khoáng chất, một chế độ ăn uống lành mạnh là sự phối hợp của các nhóm chất protein, carbohydrate, chất béo và vitamin, khoáng chất.

Những điều cần làm khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

  1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CỦA MỖI NGƯỜI

Mỗi cơ thể người bệnh sẽ có đặc điểm và khả năng tiếp nhận thực phẩm khác nhau, vì vậy để xây dựng được chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa dạng cho bệnh nhân ung thư trước tiên cần xác định nhu cầu năng lượng của cơ thể bằng cách: 

  • Xác định chỉ số khối cơ thể: BMI được tính bằng cách: Xác định chiều cao và cân nặng của bản thân. Sau đó lấy cân nặng chia chiều cao nhân chiều cao. Từ đây sẽ ra được kết quả tính BMI và cân đối chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
  • Ngoài ra chúng ta cũng cần quan sát các vị trí như hốc mắt, vùng xương đòn, xương bả vai, bàn tay, bàn chân, bắp chân, … để phân loại tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.
  1. CÁC NHÓM DINH DƯỠNG CẦN THIẾT

Nhóm dinh dưỡng chính quyết định sức khỏe của bệnh nhân ung thư là: Protein ( Đạm), Đường (tinh bột – carbohydrat), Lipid – Mỡ/dầu, Vitamin và khoáng chất. Vậy bổ sung nhóm dinh dưỡng này như thế nào và cần lưu ý những gì?

  1.  Protein

Cơ thể sử dụng protein để duy trì và sửa chữa các mô để tăng trưởng và cung cấp năng lượng. Protein bao gồm 20 axit amin trở lên, 9/20 axit amin là thiết yếu mà cơ thể không tự sản xuất đầy đủ

  • Protein hoàn chỉnh hoặc protein có giá trị sinh học cao chứa tất cả các axit amin thiết yếu. Thường có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa và đậu nành. 
  • Với thực phẩm protein không đầy đủ như đậu và đậu Hà Lan không chứa tất cả các axit amin thiết yếu và phải được kết hợp trong một bữa ăn với các thực phẩm khác hoặc với nhau để cung cấp 9 axit amin thiết yếu.
  1. Vitamin khoáng chất

Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không tự tổng hợp được và rất cần thiết với lượng nhỏ trong khẩu phần ăn để duy trì sự trao đổi chất và sự sống. 

Vitamin được phân loại theo khả năng hòa tan trong dầu hoặc nước. 

Các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K) là chất điều chỉnh hoạt động trao đổi chất cụ thể. 

Các vitamin tan trong nước có chức năng như coenzym, các phân tử nhỏ liên kết lỏng lẻo với protein enzym hoặc apoenzym để tạo thành holoenzym. Holoenzyme phục vụ chức năng xúc tác.

Các vitamin đã biết bao gồm A, C, D, E và K, và các vitamin B: thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), axit pantothenic (B5), pyridoxal (B6), cobalamin (B12) , biotin và folate/axit folic. 

Một số khoáng chất cần thiết cho sức khỏe: canxi, phốt pho, kali, natri, clorua, magie, sắt, kẽm, iốt, lưu huỳnh, coban, đồng, florua, mangan và selen. 

  1. Carbohydrate

Tất cả các carbohydrate được phân giải thành glucose (đường trong máu), là nhiên liệu chính cung cấp năng lượng cho tất cả các hoạt động của cơ thể. Carbohydrate 2 loại là: đơn giản và phức tạp.

Carbohydrate đơn giản được tìm thấy trong các loại đồ ngọt tự nhiên như trái cây. Chúng cũng có thể được thêm vào thực phẩm dưới dạng đường ăn, mật ong và xi-rô. Các loại thực phẩm lành mạnh thường chứa carbohydrate đơn cung cấp năng lượng nhanh vì chúng được tiêu hóa và hấp thụ nhanh chóng.

Carbohydrate phức tạp được tìm thấy trong bánh mì, gạo, mì ống, một số loại trái cây và các loại rau giàu tinh bột như khoai tây và ngô. 

  1. Chất Xơ

Chất xơ được tìm thấy trong các thực phẩm từ thực vật. Nó là một thành phần của thực vật mà cơ thể không thể tiêu hoá được. Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón bằng cách tạo khối cho phân, giúp đi ngoài dễ dàng hơn. Chất xơ giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định vì chất xơ di chuyển chậm qua đường tiêu hóa. 

3. NGUYÊN TẮC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là lưu ý quan trọng khi lựa chọn thực phẩm và chế biến đồ ăn cho mọi người đặc biệt là người bệnh. Điều này cần được đảm bảo theo các nguyên tắc sau: 

  • Lựa chọn thực phẩm tươi sống có nguồn gốc rõ ràng, như các siêu thị, nhà cung cấp uy tín. Tránh mua thực phẩm ôi, hỏng
  • Khi đi mua thực phẩn cần trang bị khẩu trang và gang tay. Không sử dụng thịt động vật chết, bởi đây là nguồn lây bệnh nguy hiểm
  • Giữ vệ sinh chung: Không dùng đũa thìa cá nhân vào bát, đĩa đựng đồ ăn chung bởi có nguy cơ lây chéo các bệnh về đường tiêu hóa
  • Khi tiếp xúc các bề mặt có nguy cơ lây nhiễm cao như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, ưu tiên rửa tay bằng xà phòng. Sử dụng dung dịch sát khuẩn nhanh khi không đủ điều kiện
  • Phân loại thực phẩm chín - sống dùng dao thớt riêng, chế biến thực phẩm đúng nhiệt độ bằng cách sử dụng nhiệt kế riêng.
 

4. DINH DƯỠNG KẾT HỢP CHẾ ĐỘ VẬN ĐỘNG VÀ TẬP LUYỆN

Việc vận động điều độ khoa học kết hợp dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp đảm bảo cải thiện não bộ, tăng cường cơ bắp, giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính, tốt cho làn da, cơ xương khớp.

Duy trì hoặc tăng mức độ hoạt động thể lực để hỗ trợ khối lượng cơ, chức năng thể chất và trao đổi chất 

Nếu như có bất cứ băn khoăn nào về vấn đề dinh dưỡng của bệnh nhân, các bạn hãy liên hệ ngay với DECA care để được tư vấn, đồng hành để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất, liên hệ DECA care ngay bạn nhé!


 

Bài viết liên quan

Sign up for consulting services

Hello. 👋 Please leave your information. We will contact you as soon as possible.
Đặt lịch khám