Ung thư vú: Cách đối diện với những thay đổi cảm xúc

15/07/2021

Ung thư vú s gây nhiu nh hưởng đến người bnh. Sau thi gian điu trị, ở người bệnh s xut hin s thay đi v mt cơ th và cm xúc. Nhng yêu cu trong điu trị cũng có th tác động đến các hot động và mi quan h trong đời sng thường ngày. May mn là, bn không phi đương đầu vi khó khăn mt mình.


Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn đối diện với những cảm xúc khó khăn khi bị ung thư vú:

Chia sẻ cảm xúc. Nói ra tâm tư của mình với người khác có thể không dễ dàng, nhưng nếu chia sẻ, chính bạn cũng như người chăm sóc bạn sẽ thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn rất nhiều. Khi mở lòng với người thân yêu (chồng, người yêu…), nghĩa là bạn đang cho họ một cơ hội để giúp đỡ mình. Đây cũng là một cách giúp mối quan hệ của hai người phát triển sâu sắc hơn.

 

Nguồn: shutterstock
 

Hãy cụ thể. Khi cần sự hỗ trợ, bạn nên nói ra mong muốn của mình một cách cụ thể. Ví dụ: “Tuần này anh mua giúp em ít đồ ngoài siêu thị nhé?”, hoặc “Anh có thể lái xe đưa em đến gặp bác sỹ vào tuần sau được chứ?”. Đây là cách để khẳng định tầm quan trọng của gia đình và người thương đối với bạn.

Từng bước làm cho mình thoi mái nht. Nhiều phụ nữ đánh mất tự tin với cơ thể sau khi phẫu thuật hoặc hóa trị. Nếu bạn phẫu thuật cắt bỏ vú, bị rụng tóc hay có các thay đổi khác về hình thái cơ thể, hãy tìm hiểu về các phương pháp giúp cải thiện tình hình như: tạo hình lại vú, đội tóc giả... Hãy cho bản thân thời gian để thích nghi với những thay đổi đó, tìm kiếm các giải pháp khác nhau để tạo sự  thoải mái cho bản thân.

Hãy yêu thương và chăm sóc cơ thể mình. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú, người phụ nữ sẽ thấy các hoạt động thường ngày như: mặc quần áo, tắm gội hoặc gần gũi với chồng/người yêu… cũng tạo nên những cảm xúc khó tả. Một số người còn cảm thấy không còn nhu cầu cơ thể và cảm xúc nữa. Nhưng bạn vẫn có thể lựa chọn khác đi, ví dụ như duy trì thói quen gần gũi với chồng (nằm tay, ôm nhẹ, hôn…).  Mọi người đều xứng đáng được yêu thương và chăm sóc.

 

Nguồn: gettyimages
 

Hãy chia sẻ cho ông xã/người yêu được biết về nhu cầu gần gũi thân thể của mình. Nên chia sẻ cho họ biết cảm xúc của bạn với cơ thể, bạn đang suy nghĩ hay lo lắng gì về cảm giác của chồng. Những thứ cần làm rõ là: liệu mình có nhu cầu gần gũi thân thể với chồng không, nếu không thì hãy chia sẻ cho chồng biết. Chồng/người yêu của bạn cũng muốn lắng nghe về nhu cầu của bạn, để biết mình nên làm gì và làm như thế nào để hai người vẫn có sự hoà hợp.

Nên trao đổi về những bận tâm của bạn với nhân viên y tế. Nếu thấy mình không còn hứng thú với việc gần gũi thân thể với người yêu/bạn đời nữa, hãy nói cho bác sỹ hoặc y tá khám bệnh và chăm sóc cho bạn. Họ sẽ giúp bạn hiểu rằng: sự thay đổi của cơ thể có thể dẫn đến những thay đổi về ham muốn này. Họ có thể gợi ý các cách để khôi phục lại cảm giác hoặc giới thiệu chuyên gia tư vấn phù hợp cho bạn.

 

Nguồn: uhhospitals.org
 

Hỗ trợ khi bị phù bạch huyết. Phù bạch huyết thường xảy ra ở cánh tay hoặc ở chân khi dòng bạch huyết trong cơ thể không được lưu thông bình thường, chúng sẽ tập trung vào những chỗ mô mềm và làm cho vị trí đó sưng lên. Có một số cách để xử trí phù bạch huyết. Bác sỹ hoặc y tá có thể cho bạn một số lời khuyên để hạn chế vùng tổn thương này.

Tìm hiểu thêm thông tin về ung thư vú. Thông tin chính xác sẽ giúp bạn có quyết định lựa chọn phù hợp, do vậy hãy tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy.

Bs. Phạm Thị Vân Ngọc (DecaCare)
Duyệt bài: Ban Chuyên môn DecaCare
Nguồn tham khảo: "Breast cancer: coping with your changing feelings" của cancercare.org


Bài viết liên quan


Các bài tin khác

Sign up for consulting services

Hello. 👋 Please leave your information. We will contact you as soon as possible.
Đặt lịch khám