LÀM SAO ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TẠI NHÀ

29/09/2024

Chăm sóc bệnh nhân tại nhà, là quá trình tiếp tục đồng hành để bệnh nhân được phục hồi sau thời gian điều trị tại bệnh viện. Nhiệm vụ này yêu cầu những người chăm sóc cần có kiến thức y tế, kinh nghiệm chăm sóc và đòi hỏi các biện pháp an toàn nghiêm ngặt để đảm bảo sức khỏe và sự phục hồi của cho bệnh nhân.

 

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà người trực tiếp nhận nhiệm vụ này cần lưu ý một số những nội dung sau:

Sử dụng thiết bị y tế đúng cách:

  • Thông qua việc đào tạo và hướng dẫn: Người chăm sóc cần được hướng dẫn rõ ràng về cách sử dụng thiết bị y tế như máy thở, ống truyền dịch, máy đo huyết áp, nhiệt kế, máy đo đường huyết,... để chủ động sử dụng trong những trường hợp cần thiết.
  • Cất giữ và Kiểm tra thiết bị thường xuyên: Đảm bảo rằng các thiết bị luôn hoạt động tốt, kiểm tra pin, nguồn điện, và các bộ phận hư hỏng. Đồng thời cất giữ đúng chỗ, bảo quản thiết bị ở nơi sạch sẽ, khô ráo và dễ tiếp cận để có thể tìm thấy dễ dàng và sử dụng được ngay khi cần. 
  • Vệ sinh thiết bị: Thiết bị y tế cần được vệ sinh đúng cách để tránh nhiễm khuẩn. Luôn sử dụng găng tay khi vệ sinh và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Quản lý thuốc và theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân:

  • Ghi chú liều lượng và thời gian uống thuốc: Dùng bảng theo dõi liều thuốc để đảm bảo bệnh nhân uống đúng thuốc, đúng liều và đúng thời gian phòng trừ trường hợp bận rộn bị xao nhãng.
  • Lưu trữ thuốc và kiểm tra hạn sử dụng: Thuốc cần được bảo quản đúng cách, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao. Luôn để thuốc xa tầm tay trẻ em. Đảm bảo không sử dụng thuốc quá hạn hoặc thuốc bị biến chất gây tác dụng ngược đến sức khỏe của bệnh nhân.
  • Theo dõi và ghi nhận tình trạng sức khỏe thông qua việc theo dõi chỉ số sức khỏe như: Đo các chỉ số: Đo huyết áp, nhiệt độ, nhịp tim, lượng đường huyết,... đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Ghi chép lại thông tin và liên hệ với bác sĩ: Nếu có dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng bệnh nhân xấu đi, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường sống cho bệnh nhân: 

  • Rửa tay thường xuyên: Người chăm sóc và bệnh nhân cần rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi thực hiện bất kỳ thao tác nào liên quan đến chăm sóc.
  • Vệ sinh môi trường: Giữ cho phòng ở của bệnh nhân sạch sẽ, thông thoáng. Lau dọn bụi bẩn, khử trùng bề mặt tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, bàn ghế.
  • Thay đồ dùng cá nhân: Thay ga trải giường, khăn tắm, quần áo bệnh nhân thường xuyên.

Phòng ngừa tai nạn và ngã:

  • Bố trí giường bệnh: Tùy tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, tuy nhiên giường nên đặt ở vị trí thấp, có thanh chắn nếu cần thiết để tránh bệnh nhân bị ngã. Nếu điều trị bệnh lâu dài nên có giường bệnh chuyên dụng.
  • Sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, bỏ chướng ngại vật: Đảm bảo sàn nhà không trơn trượt, không có dây điện hay vật cản để tránh tai nạn khi bệnh nhân di chuyển.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ di chuyển: Nếu bệnh nhân yếu hoặc khó đi lại, sử dụng xe lăn, khung tập đi hoặc nạng một cách an toàn.

Chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân

  • Luôn bên cạnh, động viên và hỗ trợ tinh thần giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tránh lo âu hoặc căng thẳng, đặc biệt là khi điều trị kéo dài. Đồng thời, tạo môi trường sống tích cực: Đảm bảo không gian thoải mái, có ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành.

Trên đây là một số lưu ý quan trọng của DECA care chia sẻ để  mọi người cùng lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Khi chúng ta thực hiện tốt những biện pháp này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh, đồng thời tạo điều kiện để quá trình phục hồi cho bệnh nhân hiệu quả hơn.


Bài viết liên quan


Các bài tin khác

Sign up for consulting services

Hello. 👋 Please leave your information. We will contact you as soon as possible.
Đặt lịch khám