DINH DƯỠNG TRONG CHĂM SÓC TẠI NHÀ

30/09/2024

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của homecare chính là xây dựng chế độ và theo dõi kế hoạch dinh dưỡng của bệnh nhân. Khi cơ thể đáp ứng về dinh dưỡng tốt sẽ là điều kiện quan trọng để phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.

 

Tại sao cần theo dõi dinh dưỡng khi chăm sóc tại nhà?

 

Việc theo dõi dinh dưỡng giúp người chăm sóc xác định nhu cầu phù hợp với từng bệnh nhân: Những người bị suy nhược, người già hoặc mắc bệnh mãn tính, những cơ thể khác nhau sẽ cần một chế độ dinh dưỡng khác nhau để phù hợp với tình trạng sức khỏe và hỗ trợ hồi phục cơ thể.

 

Hỗ trợ kiểm soát bệnh lý:  Điều này đặc biệt quan trọng với những người mắc bệnh mãn tính như: tiểu đường, cao huyết áp hay bệnh tim, việc kiểm soát dinh dưỡng để giúp duy trì sức khỏe ổn định và ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nặng.

 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng mang tính cá nhân:  Tùy thuộc vào bệnh tình của mỗi người mà bệnh nhân có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, vậy nên việc theo dõi dinh dưỡng tại nhà giúp người chăm sóc điều chỉnh khẩu phần ăn theo nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân.

 

Nâng cao sức khỏe tinh thần và cải thiện chất lượng cuộc sống: Ăn uống ngon miệng, ăn trong hạnh phúc không những giúp người bệnh phục hồi thể chất mà còn nâng cao tinh thần, giảm cảm giác mệt mỏi và căng thẳng, từ đó cải thiện sức khỏe tinh thần của họ.

Khi lập kế hoạch dinh dưỡng cho bệnh nhân chăm sóc tại nhà cần có những lưu ý gì? 

 

Khi lập kế hoạch dinh dưỡng cho bệnh nhân Homecare - chăm sóc tại nhà, cần có sự kết hợp giữa các chuyên gia dinh dưỡng cùng người thân trong gia đình bệnh nhân để xem xét nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, bệnh lý, nhu cầu dinh dưỡng cá nhân và khả năng tiêu hóa của bệnh nhân. Việc xây dựng kế hoạch dinh dưỡng cần thực hiện theo một số bước sau:

Đánh giá sức khỏe bệnh nhân: 

  • Bao gồm các thông tin về bệnh lý bệnh nhân mắc phải ( tiểu đường, tăng huyết áp, suy dinh dưỡng, ung thư, bệnh thận, loãng xương, hoặc bệnh lý khác. 
  • Tình trạng cơ thể hiện tại: Thiếu cân, thừa cân, suy dinh dưỡng, hoặc béo phì.
  •  Khả năng tiêu hóa: Tự ăn hay ăn xông,  khó nuốt, khó nhai, kém hấp thu, táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên.
  • Nhu cầu năng lượng: Dựa trên mức độ hoạt động, chỉ số cơ thể của bệnh nhân như: cân nặng, chiều cao, và độ tuổi của bệnh nhân.
 

Lập kế hoạch dinh dưỡng cho bệnh nhân:

Lưu ý quan trọng khi chọn và cân đối trong nhóm những chất dinh dưỡng:

  • Nhóm thực phẩm chứa Carbohydrate: Nên chọn carbohydrate phức tạp (gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang) thay vì carbohydrate đơn giản (bánh kẹo, đường).
  • Nhóm thực phẩm chứa Protein: Ưu tiên cung cấp từ nguồn protein chất lượng cao như thịt nạc, cá, trứng, đậu hũ, và các loại hạt. 
  • Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo: Ưu tiên chất béo không bão hòa từ dầu oliu, dầu cá, và các loại hạt. Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo trans từ đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Cung cấp đủ lượng rau xanh, hoa quả để hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón bổ sung chất xơ cho cơ thể bệnh nhân.
 

Xây dựng dựa trên đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân: 

  • Mỗi căn bệnh mỗi bệnh nhân đều có những lưu ý riêng về giới hạn và những thực phẩm cần tránh, khi xây dựng chế độ dinh dưỡng, các chuyên gia cần đọc kỹ hồ sơ bệnh án và nhân viên y tế cùng gia đình cần kiểm soát, nghiêm túc thực hiện theo.
  • Ví dụ bệnh nhân tiểu đường cần giới hạn lượng đường, tăng cường chất xơ và thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Bệnh nhân suy Thận - suy Tim cần hạn chế muối. Bệnh nhân bị loãng xương cần bổ sung canxi, vitamin D qua thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng.
 

Quan sát và điều chỉnh chế độ ăn theo mức độ đáp ứng của bệnh nhân:

  • Quan sát và ghi chép lại các chỉ số cơ thể, tình trạng sức khơr và mức độ đáp ứng dinh dưỡng của bệnh nhân với chế độ dinh dưỡng đã xây dựng để có điều chỉnh kịp thời.
  • Mỗi giai đoạn sức khỏe bệnh tình khác nhau nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân cũng khác nhau, vậy nên người thân và chuyên gia chăm sóc bệnh nhân homecare tại nhà cần sát sao và đồng hành để việc chăm sóc đạt kết quả tốt nhất.

Tính cá nhân hóa trong việc lập kế hoạch dinh dưỡng cụ thể cho bệnh nhân homecare là điều rất quan trọng. Tại DECA care luôn được ưu tiên xây dựng thực đơn, chế độ dinh dưỡng để phù hợp với từng loại bệnh. Nếu vẫn chưa có được chế độ dinh dưỡng cho bản thân hay những người thân trong gia đình hay liên hệ DECA care để tư vấn chính xác nhất nhé.


Bài viết liên quan


Các bài tin khác

Sign up for consulting services

Hello. 👋 Please leave your information. We will contact you as soon as possible.
Đặt lịch khám