Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày

12/12/2022

Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để có thể hỗ trợ điều trị và phục hồi bệnh tốt nhất?

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào cấu trúc bình thường trong dạ dày phát triển bất thường đột biến, mất kiểm soát và xâm và di căn qua hệ thống bạch huyết. Ung thư dạ dày có thể xảy ra ở những bộ phận khác nhau của dạ dày. Theo số liệu báo cáo của Globocan năm 2018, tại Việt Nam, số ca mắc mới ung thư dạ dày là 17.527, chiếm 10,6% số ca ung thư mắc mới, đứng thứ tư trong các loại ung thư.

Ung thư dạ dày đứng thứ tư trong các loại ung thư

 

Ung thư dạ dày là loại ung thư tiến triển khá nhanh, nên không dễ chẩn đoán sớm, tiên lượng nặng, và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Người bệnh sẽ tử vong do các biến chứng của bệnh nếu không được điều trị như chảy máu tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng dạ dày, di căn… thậm chí tình trạng suy kiệt cũng là yếu tố làm tăng tỉ lệ tử vong của người bệnh. 

 

Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân ung thư dạ dày vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo năng lượng giúp bệnh nhân có sức đề kháng chiến đấu bệnh tật, đặc biệt là trong giai đoạn truyền hóa chất. Dưới đây, Deca Care sẽ gợi ý cho bệnh nhân đang điều trị ung thư dạ dày chế độ dinh dưỡng phù hợp.

 

Ung thư dạ dày ăn gì tốt nhất?

Trước tiên, đối với bệnh nhân ung thư dạ dày, cần có một bác sĩ hỗ trợ về chế độ dinh dưỡng liên tục. Đặc biệt nếu bệnh nhân bị sụt cân liên tục hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng như chán ăn, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy …


Bệnh nhân ung thư dạ dày ăn gì để hồi phục và điều trị bệnh hiệu quả

 

Về các bữa ăn, bệnh nhân ung thư dạ dày nên được chia thành nhiều bữa nhỏ và thường xuyên trong ngày. Các bữa ăn nhỏ và liên tục sẽ đảm bảo cơ thể người bệnh nhận được đủ calo, protein và chất dinh dưỡng để chịu đựng quá trình điều trị. Các bữa ăn nhỏ hơn cũng có thể giúp giảm các tác dụng phụ liên quan đến điều trị như buồn nôn. Mỗi ngày có thể chia thành 5-6 bữa nhỏ khoảng ba giờ một lần. Ngoài ra, dưới đây là một số gợi ý về những thực phẩm bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn và bổ sung:

 

- Các thực phẩm giàu protein. Protein giúp cơ thể sửa chữa các tế bào và mô và giúp hệ thống miễn dịch của người bệnh được phục hồi tốt hơn. Trong mỗi bữa ăn của người bệnh, hãy bao gồm một nguồn protein nạc trong tất cả các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ. Các nguồn protein nạc tốt bao gồm:

+ Thịt nạc như thịt gà, cá hoặc gà tây

+ Trứng

+ Các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa, sữa chua và pho mát hoặc các sản phẩm thay thế từ sữa

+ Các loại hạt và bơ hạt

+ Đậu

+ Thực phẩm từ đậu nành như sữa, tào phớ, đậu, …
 


Ung thư dạ dày ăn gì tốt nhất

 

- Các loại ngũ cốc nguyên hạt. Loại thực phẩm này cung cấp một nguồn carbohydrate và chất xơ, giúp duy trì mức năng lượng cho cơ thể người bệnh. Các nguồn thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt tốt bao gồm:

+ Cháo bột yến mạch

+ Bánh mì nguyên cám

+ Gạo lức

+ Mì ống nguyên hạt

 

- Ăn nhiều loại trái cây và rau quả mỗi ngày. Trái cây và rau quả cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa, có thể giúp chống lại bệnh ung thư. Hãy chọn những loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc cho người bệnh ung thư dạ dày.

 

- Chọn nguồn chất béo lành mạnh, tránh thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy chọn thực phẩm chứa chất béo lành mạnh, bao gồm:

+ Dầu ô liu

+ Bơ

+ Quả hạch

+ Hạt giống

 

- Uống đủ nước. Uống đủ nước trong quá trình điều trị ung thư rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Cố gắng uống 2l nước mỗi ngày. 

 

Bên cạnh đó, cần lưu ý việc thực hành tốt an toàn thực phẩm. Thường xuyên rửa tay khi chế biến thức ăn, ví dụ như sử dụng các loại dao và thớt khác nhau cho thịt sống và rau sống, nấu thức ăn ở nhiệt độ thích hợp và bảo quản thức ăn thừa đúng cách …

 

Ung thư dạ dày nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp, chế độ ăn dành cho bệnh nhân ung thư cần chú ý kiêng những loại thực phẩm không tốt cho quá trình điều trị và hồi phục bệnh. Dưới đây là một số lưu ý về ung thư dạ dày không nên ăn gì:

 

- Thận trọng với các sản phẩm từ sữa như sữa, kem, sữa chua và phô mai... sau khi phẫu thuật, bởi dạ dày sau khi phẫu thuật có thể sẽ không dung nạp lactose. Nếu bệnh nhân thích các sản phẩm sữa có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các thực phẩm loại này trước khi đưa vào chế độ ăn hàng ngày.


Hạn chế các sản phẩm làm từ sữa

 

- Hạn chế đồ ngọt và đường bổ sung. Thực phẩm có nhiều đường bổ sung như đồ tráng miệng và đồ ngọt ít cung cấp lợi ích dinh dưỡng.

- Không sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine. Quá nhiều caffeine có thể dẫn đến mất nước trong cơ thể.

- Không tự ý dùng các loại vitamin và chất bổ sung nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi một số loại thuốc và phương pháp điều trị ung thư có thể tương tác với vitamin và chất bổ sung. 

- Hạn chế đồ uống có ga như coca, soda, …

- Không nên ăn nhiều chất xơ. Do chất xơ có thể làm cho bệnh nhân cảm giác nhanh đầy bụng và khó chịu.

 

Bài viết liên quan


Các bài tin khác

Sign up for consulting services

Hello. 👋 Please leave your information. We will contact you as soon as possible.
Đặt lịch khám