CHĂM SÓC TẠI NHÀ CHO BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ

30/09/2024
 

Không chỉ riêng ở Việt Nam, bệnh đột quỵ là một trong những căn bệnh có nguy cơ tử vong cao nhất trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có một ca tử vong do đột quỵ. DECA care chia sẻ bài viết này để mọi người có thêm kiến thức về căn bệnh này và cách chăm sóc tại nhà cho người bị đột quỵ, cùng các biện pháp phòng ngừa tái phát và hỗ trợ phục hồi.

 

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể. 

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ

Chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ tại nhà là một quy trình quan trọng nhằm giúp bệnh nhân phục hồi chức năng và giảm nguy cơ tái phát. Khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà chúng ta cần lưu ý: 

Nắm rõ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và chăm sóc y tế: 

  •  Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như huyết áp, nhịp tim, đường huyết (nếu có tiểu đường) của bệnh nhân mới tình sau đột quỵ.
  • Quan sát và đánh giá chức năng thần kinh: về khả năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức, và các dấu hiệu khác của hệ thần kinh để kịp thời xử lý nếu có biến chứng.
  • Quản lý thuốc và tác dụng phụ: Khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà cần tuyệt đối tuân thủ đơn thuốc và việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bao gồm thuốc chống đông máu, hạ huyết áp, và kiểm soát mỡ máu. Nếu có dấu hiệu bất thường như chóng mặt, ngất, hoặc mệt mỏi, cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe bệnh nhân:

 - Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Thực đơn với nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá và thực phẩm giàu omega-3 để cải thiện tuần hoàn máu.  Hạn chế muối và chất béo bão hòa để tránh làm tăng huyết áp và cholesterol.

- Có biện pháp hỗ trợ ăn uống (nếu cần): Một số bệnh nhân gặp khó khăn khi nhai hoặc nuốt,cần chế biến thức ăn mềm hoặc lỏng dạng cháo, soup hoặc ống xông nếu có chỉ thị của các chuyên viên y tế.

 

Kết hợp chăm sóc vận động và vật lý trị liệu 

  • Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng giúp phục hồi chức năng vận động. Các bài tập có thể dễ dàng thực hiện khi ở nhà như tập đi, tập luyện tay, chân và các bài tập tăng cường sự thăng bằng.
  • Bệnh nhân cần tập theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu ít nhất 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày để cải thiện chức năng cơ thể.

Chăm sóc tâm lý và hỗ trợ tinh thần

  • Bệnh nhân sau đột quỵ dễ bị trầm cảm hoặc lo lắng. Khi chăm sóc bệnh nhân gia đình và nhân viên y tế hãy lắng nghe, chia sẻ để họ cảm thấy an tâm, động viên và tham gia các hoạt động nhẹ nhàng.

   - Nếu có biểu hiện bất ổn, cần gặp chuyên gia tâm lý để can thiệp kịp thời.

Thiết lập môi trường sống thoải mái và an toàn tại nhà

   - Loại bỏ các vật dụng có thể gây trơn trượt, lắp đặt thanh vịn ở nhà tắm và cầu thang để hỗ trợ di chuyển. Thiết lập không gian rộng rãi, thoáng mát để người bệnh thuận tiện cho việc nghỉ ngơi, hồi phục

- Có thể chuẩn bị thêm xe lăn, gậy chống, hoặc giường bệnh chuyên dụng có thể cần thiết cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu sau đột quỵ.

Biện pháp phòng ngừa tái phát cho người bị đột quỵ

Bệnh đột quỵ là căn bệnh dễ dàng tái phát, nên sau khi bệnh nhân phục hồi gia đình và nhân viên chăm sóc cần đảm bảo môi trường chăm sóc phù hợp để ngăn ngừa tái phát bằng cách:

  • Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, thực hiện tái khám theo đúng lịch và không tự ý thay đổi đơn thuốc hay sử dụng thuốc bên ngoài.
  • Kiểm soát huyết áp bởi tăng huyết áp là nguy cơ gây đột quỵ cao: tuân thủ chế độ ăn theo bác sĩ, không sử dụng rượu bia thuốc lá và đo huyết áp thường xuyên.
  • Kiểm soát lượng cholesterol trong máu ( mỡ máu) 
  • Kiểm soát lượng đường trong máu người mắc tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao cấp 3 lần bình thường.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: ăn uống khoa học, vận động điều độ mỗi ngày
 

Chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ tại nhà đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và phối hợp tốt giữa bệnh nhân, gia đình và đội ngũ y tế. Để giảm tỷ lệ tái phát đột quỵ, bệnh nhân cần tuân thủ liệu trình và tái khám đều đặn theo lịch. Nếu xuất hiện dấu hiệu cảnh báo đột quỵ tái phát, hay bất cứ vấn đề nào bất thường trong sức khỏe hãy đến ngay DECA care để thăm khám và tư vấn để bảo vệ sức khỏe của chính mình.


 

Bài viết liên quan


Các bài tin khác

Sign up for consulting services

Hello. 👋 Please leave your information. We will contact you as soon as possible.
Đặt lịch khám