CHĂM SÓC HẬU SẢN CHO MẸ VÀ BÉ

30/09/2024
 

Làm mẹ là thiên chức cao cả mà người phụ nữ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên trong suốt quá trình thai kỳ và những ngày đầu sau sinh phụ nữ thường có sự thay đổi về sinh lý cơ thể, tâm lý lo lắng căng thẳng. Vậy nên, những mẹ sau sinh cần được chăm sóc và theo dõi đúng cách để giúp sản phụ phục hồi nhanh hơn và bắt đầu hành trình mới với tâm thế sẵn sàng thoải mái, giảm thiểu tình trạng trầm cảm sau sinh kèm theo hệ lụy khó lường. 

 

Hậu sản là gì?

Hậu sản là giai đoạn 6 tuần sau khi sinh của người phụ nữ. Trong giai đoạn này cơ thể của người phụ nữ sẽ trải qua nhiều biến đổi để phục hồi cơ thể về trạng thái trước khi mang thai. Đưa các bộ phận cơ quan sinh dục về trạng thái bình thường, tuyến vú sẽ phát triển để nuôi con. Giai đoạn hậu sản là thời kỳ rất cần được quan tâm, chăm sóc sau giai đoạn sinh nở của mẹ bầu. Chăm sóc hậu sản có thể ngắn hoặc dài hơn tùy thể trạng sức khỏe từng người. 

Những lưu ý đặc biệt khi chăm sóc hậu sản cho mẹ bầu sau sinh

Chăm sóc sức khỏe và theo dõi y tế cho mẹ: Cơ thể mẹ bầu sau sinh có những biến đổi lớn cần có chế độ theo dõi và chăm sóc y tế riêng. Đặc biệt là những mẹ sinh mổ. Khi theo dõi sức khỏe mẹ bầu cần lưu ý:

Chăm sóc vết rạch/mổ/khâu tầng sinh môn:

  • Khi chăm sóc mẹ bầu sau sinh cần để ý đến vết mổ hoặc rạch tầng sinh môn, thường sau 3 - 5 ngày vết mổ ở da sẽ khô và lành. Nếu vết mổ sử dụng chỉ không tiêu cần phải theo dõi chỉ định của bác sĩ để đi cắt chỉ đúng hẹn. Nếu đã sử dụng chỉ tiêu thì cần theo dõi miệng của vết khâu và xử lý ngay nếu có bất thường.
  • Trong khoảng thời gian vết thương chưa lành hẳn, mẹ nên tắm nhanh với nước ấm hoặc lau người, luôn đảm bảo vết mổ được khô thoáng không băng bịt kín. 
  • Hướng dẫn và hỗ trợ mẹ sau sinh uống thuốc và vitamin bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng những dung dịch sát khuẩn theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi loại khác.

Theo dõi sản dịch sau sinh và vệ sinh cá nhân:

  • Thời gian đầu sau sinh cơ thể sẽ thấy có chất dịch gọi là sản dịch chảy từ cửa mình. Cần hỗ trợ mẹ sau sinh đảm bảo vệ sinh thường xuyên để sản dịch nhanh chóng đưa hết ra ngoài. Nếu sản dịch kéo dài hơn 5 tuần cần có thông tin tư vấn từ bác sĩ về dấu hiệu bất thường này.
  • Mẹ sau sinh lưu ý vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên và không nên giao hợp khi vẫn còn sản dịch để tránh nhiễm trùng.
  • Mẹ sau sinh cần tắm gội sạch sẽ theo trong phòng kín gió, tắm bằng nước ấm và tắm nhanh không ngâm mình trong bồn tắm và lau thật khô người trước khi mặc quần áo.

Chăm sóc tuyến vú:

  • Giữ vệ sinh đầu vú luôn được giữ sạch sẽ để tránh nứt nẻ và nguy cơ nhiễm khuẩn, sang sữa cho em bé ăn.
  • Mẹ nên cho trẻ bú sớm: Việc cho con bú ngay từ khi mới sinh giúp kích thích bài tiết sữa và hỗ trợ quá trình hồi phục tử cung.
  • Lưu ý quan trọng: Sản phụ sau sinh cần nên theo dõi và nhận biết nguy cơ tắc nghẽn tia sữa để có thể xử lý kịp thời, tránh tình trạng áp xe vú.

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cho mẹ bầu sau sinh

Đây là một trong những điều quan trọng nhất để quyết định mức độ phục hồi nhanh chóng của mẹ và sức khỏe của em bé, bởi em bé trong thời gian này thường sử dụng sữa mẹ là thức ăn chính. Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sau sinh cần lưu ý:

  • Thực đơn mẹ bầu sau sinh nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, trứng, thịt bò, cá … ăn nhiều trái cây và rau xanh để bổ sung chất xơ. Tránh những thực phẩm gây ảnh hướng đến việc tiết sữa như: cafe, ớt, trà …
  • Thực phẩm cần được chế biến kỹ càng, ăn chín uống sôi, những ngày đầu nên nấu mềm để mẹ sau sinh đễ ăn và ăn được nhiều hơn.
  • Mẹ nên uống đủ nước khoảng 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung thêm sữa và nước trái cây để tránh táo bón.
  • Gia đình tạo điều kiện, hỗ trợ để mẹ được nghỉ ngơi lấy lại sức sau thời gian chuyển dạ và sinh con. Giấc ngủ cũng vô cùng quan trọng trong việc tiết sữa. Các mẹ cần được ngủ trung bình ít nhất 8 - 10 tiếng/ ngày vừa để cơ thể phục hồi và tránh căng thẳng mệt mỏi gây trầm cảm sau sinh.
  • Vận động sau sinh cũng rất cần thiết, việc này để giúp tử cung co bóp tránh bế sản dịch, mẹ có thể đi lại nhẹ nhàng trong phòng để cơ thể bớt tê mỏi thoải mái hơn.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

  • Theo dõi vấn đề vàng da: Đa số trẻ sơ sinh sẽ gặp phải tình trạng vàng da sinh lý, hiện tượng này không quá đáng lo, thường tự khỏi sau 7 - 10 ngày. Các mẹ có thể cho các bé tắm nắng trong thời gian và vị trí an toàn để chất bilirubin đào thải nhanh hơn. Một số trường hợp kéo dài hơn các mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế kiểm tra bởi có nguy cơ mắc vàng da nhân, tình trạng này rất nguy hiểm và có biến chứng nặng nề.
  • Đi ngoài phân lỏng: Đây cũng là hiện tượng bình thường ở trẻ, những ngày đầu phân su có màu xanh đậm sau đó nhạt dần và chuyển sang vàng. Trẻ bú mẹ thường xuyên có thể đi 5 - 6 lần/ ngày. Tùy cơ thể mỗi bé mà có thể tình trạng này kéo dài hay ngắn.
  • Theo dõi giấc ngủ của trẻ:  Em bé mới ra khỏi bụng mẹ chưa phân biệt được ngày và đêm nên còn trường hợp con thức vào ban đêm và ngủ nhiều vào ban ngày, các mẹ quan sát và điều chỉnh để con về đúng nếp sinh hoạt. Về đêm trẻ thường ngủ suốt đêm và tỉnh dậy bú 2 - 3 giờ/ lần, các mẹ sẽ lưu ý để đánh thức con dậy ăn khi con ngủ trên 3 tiếng chưa tỉnh dậy để ăn.

Hành trình làm mẹ là thiêng liêng và cao quý nhưng đi kèm với nhiều nỗi lo lắng, vất vả, nhất là những người lần đầu làm mẹ và không có sự đồng hành của những người có kinh nghiệm. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng, làm mẹ là thiên chức và bản năng bên trong của những người phụ nữ, chúng ta có thể dành thêm thời gian để học hỏi và tìm hiểu sẽ có được kết quả tốt nhất. Bên cạnh chăm sóc con các mẹ cũng cần chăm sóc mình để hồi phục sức khỏe, nếu có bất cứ lo lắng hay băn khoăn nào, DECA care sẽ luôn đồng hành để hỗ trợ các mẹ, làm cho hành trình này trở lên hạnh phúc và đáng nhớ.


 

Bài viết liên quan


Các bài tin khác

Các tin mới cập nhật

DECA RADIO SỐ 8: NGHĨA CỬ HIẾN TÓC & MẠNG LƯỚI UNG THƯ VÚ VIỆT NAM 08/12/2024
DECA RADIO SỐ 7: CÔ GIÁO MẮC K LƯỠI & LỜI NHẮN ĐẶC BIỆT 08/12/2024
DECA RADIO SỐ 6: BẢN TIN Y KHOA ĐẶC BIỆT 08/12/2024
DECA RADIO SỐ 5: SỐNG NHƯ NHỮNG ĐÓA HOA 08/12/2024
DECA RADIO SỐ 4: "TÌM HIỂU VỀ DỊCH VỤ THĂM KHÁM TAI - MŨI - HỌNG TẠI DECA 08/12/2024
DECA RADIO SỐ 3: DECA HOME CARE - BÁC SĨ CỦA MỌI GIA ĐÌNH 08/12/2024
DECA RADIO SỐ 2: NGƯỜI KHÔNG BỎ CUỘC 08/12/2024
DECA RADIO SỐ 1: NGUYỆN ƯỚC CUỐI CÙNG 08/12/2024
Chương Trình Tầm Soát ung thư: Bảo Vệ Sức Khỏe - Hướng tới tương lai 19/11/2024
HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH LÝ ĐƯỜNG TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP 19/11/2024
DECA Home Care – Chăm sóc tại nhà cho người lớn tuổi, bệnh nhân sau phẫu thuật và bệnh nhân cần chăm sóc giảm nhẹ. 19/11/2024
CẨM NANG THIỀN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 19/11/2024
GÓI KHÁM TỔNG QUÁT CƠ BẢN CHO NAM GIỚI 30/10/2024
DỊCH VỤ TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ 30/10/2024
DỊCH VỤ TẦM SOÁT UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT 30/10/2024
DỊCH VỤ TẦM SOÁT UNG THƯ PHỔI 30/10/2024
DỊCH VỤ TẦM SOÁT UNG THƯ TUYẾN GIÁP TẠI DECA CARE 30/10/2024
Tầm soát ung thư Vòm họng - Mũi họng - Thanh quản 30/10/2024
DỊCH VỤ TẦM SOÁT UNG THƯ DẠ DÀY TẠI DECA CARE 30/10/2024
DỊCH VỤ TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TẠI DECA CARE 30/10/2024

Sign up for consulting services

Hello. 👋 Please leave your information. We will contact you as soon as possible.
Đặt lịch khám