Tầm soát ung thư gan

09/08/2023

Ung thư gan là gì?

Ung thư gan là ung thư xuất phát từ các loại tế bào của gan. Gan có kích thước cỡ trái banh bầu dục nằm ở vùng bụng trên bên phải, bên dưới cơ hoành và trên dạ dày. Có nhiều dạng ung thư xuất phát từ gan. Thường gặp nhất là ung thư tế bào gan nguyên phát, xuất phát từ chính tế bào gan. Các loại khác ít gặp hơn như ung thư đường mật trong gan, u nguyên bào gan.

Không phải tất cả các khối u ở gan đều được xem như là ung thư gan. Ung thư xuất phát từ các vị trí khác trong cơ thể, như đại tràng, phổi, vú,.. có thể lan đến gan gọi là ung thư di căn gan. Loại ung thư này được gọi tên theo cơ quan mà ung thư xuất phát. Ví dụ, ung thư đại tràng di căn gan được miêu tả là các tổn thương ung thư xuất phát từ đại tràng và lan đến gan. Các ung thư di căn gan thường gặp hơn các ung thư từ các loại tế bào của gan.

Nguyên nhân

Không phải tất cả các trường hợp ung thư gan đều xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nhiễm viêm gan siêu vi mạn tính là nguyên nhân thường gặp. Ung thư xảy ra khi các tế bào gan xuất hiện đột biến ở DNA – chất liệu mang thông tin hướng dẫn sự tổng hợp và thực hiện các quá trình sinh hóa trong cơ thể con người. Đột biến DNA có thể làm các tế bào phát triển không kiểm soát và hình thành các khối u – tập hợp các tế bào ung thư.

Ung thư gan dù là nguyên phát hay thứ phát (từ một cơ quan khác di căn đến) thì căn bệnh này chỉ xảy ra khi các tế bào gan xuất hiện những gene đột biến, dẫn đến các tế bào phát triển không kiểm soát và hình thành khối u.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tế bào gan bao gồm:

  • Giới tính: Nam giới thường mắc nhiều hơn nữ giới
  • Viêm gan siêu vi B hoặc C mạn tính: Viêm gan mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Xơ gan: Quá trình xơ gan tiến triển và không thể hồi phục tạo thành các mô sẹo trong gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Các bệnh gan di truyền: Bệnh Wilson, các tình trạng gây ứ/thừa sắt có thể tăng nguy cơ bị bệnh
  • Bệnh đái tháo đường: Người có tình trạng rối loạn dung nạp đường có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn so với người bình thường.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu: Sự tích tụ mỡ trong gan làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Phơi nhiễm với aflatoxin: Aflatoxin là chất độc được tìm thấy trong các thực phẩm khô bị nấm mốc do bảo quản kém như bắp, đậu phộng,.. Tại Mỹ, các quy trình kiểm tra an toàn giúp hạn chế sự nhiễm aflatoxin trong thực phẩm. Trong khi đó, tình trạng này vẫn còn thường gặp ở một vài quốc gia ở Châu Phi và Châu Á.
  • Ăn uống không lành mạnh: Uống quá nhiều rượu bia hàng ngày kéo dài trong nhiều năm có thể dẫn đến các tổn thương gan không thể hồi phục và làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Tổng quan về ung thư gan

Tiêu thụ nhiều Aflatoxin có mặt trong thực phẩm khô bị nấm mốc do bảo quản không đúng cách làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tế bào gan 

Triệu chứng bệnh ung thư gan

Phần lớn các bệnh nhân không có dấu hiệu và triệu chứng ở giai đoạn sớm của bệnh. Đây cũng chính là khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.

Một số triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu

  • Chán ăn
  • Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải
  • Ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi
  • Da xạm, vàng củng mạc mắt
  • Trướng bụng

Một số triệu chứng ung thư gan giai đoạn muộn

  • Buồn nôn, nôn, chán ăn kéo dài
  • Giảm cân rõ rệt
  • Luôn có cảm giác ngứa
  • Đi ngoài phân bạc màu
  • Trướng bụng nhiều
  • Đau tức nặng hạ sườn phải
  • Có thể sờ thấy khối u vùng bụng

Vì vậy, nếu bạn có các dấu hiệu trên mà chưa rõ nguyên nhân gây ra thì nên đi khám bác sĩ để khám và theo dõi điều trị.

Chẩn đoán bệnh ung thư gan

Các xét nghiệm và thủ thuật để chẩn đoán ung thư gan bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan.
  • Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm bụng, chụp X quang cắt lớp điện toán (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) với chất tương phản.
  • Sinh thiết gan, trong một số trường hợp, để xác định bản chất của khối u. Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ sử dụng kim nhỏ chọc xuyên qua da vào trong gan để lấy một mẫu mô gan trong khối u. Mẫu sinh thiết này sẽ được bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát dưới kính hiển vi để tìm sự hiện diện của các tế bào ung thư. Sinh thiết gan có thể gây chảy máu, bầm máu và nhiễm trùng.

Xác định giai đoạn của ung thư gan

Sau khi chẩn đoán ung thư gan, các bác sĩ sẽ tiến hành xác định giai đoạn của ung thư. Quá trình này giúp đánh giá kích thước và số lượng các khối u cùng với khả năng di căn của ung thư. Các chẩn đoán hình ảnh thường được dùng là chụp cắt lớp điện toán (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp xạ hình xương. Có nhiều cách phân loại để xác định giai đoạn căn bệnh này.

Phân loại Roman đánh số từ I đến IV để thể hiện các giai đoạn của ung thư, trong khi cách cách khác dùng các chữ số từ A đến D. Tùy vào giai đoạn ung thư mà các bác sĩ có thể dự đoán tiên lượng bệnh và đề nghị các phương pháp điều trị thích hợp. Giai đoạn IV hay D cho thấy ung thư gan đã tiến triển với tiên lượng xấu nhất.

Ung thư gan là gì?

Ung thư gan là ung thư xuất phát từ các loại tế bào của gan. Gan có kích thước cỡ trái banh bầu dục nằm ở vùng bụng trên bên phải, bên dưới cơ hoành và trên dạ dày. Có nhiều dạng ung thư xuất phát từ gan. Thường gặp nhất là ung thư tế bào gan nguyên phát, xuất phát từ chính tế bào gan. Các loại khác ít gặp hơn như ung thư đường mật trong gan, u nguyên bào gan.

Không phải tất cả các khối u ở gan đều được xem như là ung thư gan. Ung thư xuất phát từ các vị trí khác trong cơ thể, như đại tràng, phổi, vú,.. có thể lan đến gan gọi là ung thư di căn gan. Loại ung thư này được gọi tên theo cơ quan mà ung thư xuất phát. Ví dụ, ung thư đại tràng di căn gan được miêu tả là các tổn thương ung thư xuất phát từ đại tràng và lan đến gan. Các ung thư di căn gan thường gặp hơn các ung thư từ các loại tế bào của gan.

Nguyên nhân

Không phải tất cả các trường hợp ung thư gan đều xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nhiễm viêm gan siêu vi mạn tính là nguyên nhân thường gặp. Ung thư xảy ra khi các tế bào gan xuất hiện đột biến ở DNA – chất liệu mang thông tin hướng dẫn sự tổng hợp và thực hiện các quá trình sinh hóa trong cơ thể con người. Đột biến DNA có thể làm các tế bào phát triển không kiểm soát và hình thành các khối u – tập hợp các tế bào ung thư.

Ung thư gan dù là nguyên phát hay thứ phát (từ một cơ quan khác di căn đến) thì căn bệnh này chỉ xảy ra khi các tế bào gan xuất hiện những gene đột biến, dẫn đến các tế bào phát triển không kiểm soát và hình thành khối u.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tế bào gan bao gồm:

  • Giới tính: Nam giới thường mắc nhiều hơn nữ giới
  • Viêm gan siêu vi B hoặc C mạn tính: Viêm gan mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Xơ gan: Quá trình xơ gan tiến triển và không thể hồi phục tạo thành các mô sẹo trong gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Các bệnh gan di truyền: Bệnh Wilson, các tình trạng gây ứ/thừa sắt có thể tăng nguy cơ bị bệnh
  • Bệnh đái tháo đường: Người có tình trạng rối loạn dung nạp đường có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn so với người bình thường.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu: Sự tích tụ mỡ trong gan làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Phơi nhiễm với aflatoxin: Aflatoxin là chất độc được tìm thấy trong các thực phẩm khô bị nấm mốc do bảo quản kém như bắp, đậu phộng,.. Tại Mỹ, các quy trình kiểm tra an toàn giúp hạn chế sự nhiễm aflatoxin trong thực phẩm. Trong khi đó, tình trạng này vẫn còn thường gặp ở một vài quốc gia ở Châu Phi và Châu Á.
  • Ăn uống không lành mạnh: Uống quá nhiều rượu bia hàng ngày kéo dài trong nhiều năm có thể dẫn đến các tổn thương gan không thể hồi phục và làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Tổng quan về ung thư gan

Tiêu thụ nhiều Aflatoxin có mặt trong thực phẩm khô bị nấm mốc do bảo quản không đúng cách làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tế bào gan 

Triệu chứng bệnh ung thư gan

Phần lớn các bệnh nhân không có dấu hiệu và triệu chứng ở giai đoạn sớm của bệnh. Đây cũng chính là khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.

Một số triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu

  • Chán ăn
  • Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải
  • Ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi
  • Da xạm, vàng củng mạc mắt
  • Trướng bụng

Một số triệu chứng ung thư gan giai đoạn muộn

  • Buồn nôn, nôn, chán ăn kéo dài
  • Giảm cân rõ rệt
  • Luôn có cảm giác ngứa
  • Đi ngoài phân bạc màu
  • Trướng bụng nhiều
  • Đau tức nặng hạ sườn phải
  • Có thể sờ thấy khối u vùng bụng

Vì vậy, nếu bạn có các dấu hiệu trên mà chưa rõ nguyên nhân gây ra thì nên đi khám bác sĩ để khám và theo dõi điều trị.

Chẩn đoán bệnh ung thư gan

Các xét nghiệm và thủ thuật để chẩn đoán ung thư gan bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan.
  • Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm bụng, chụp X quang cắt lớp điện toán (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) với chất tương phản.
  • Sinh thiết gan, trong một số trường hợp, để xác định bản chất của khối u. Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ sử dụng kim nhỏ chọc xuyên qua da vào trong gan để lấy một mẫu mô gan trong khối u. Mẫu sinh thiết này sẽ được bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát dưới kính hiển vi để tìm sự hiện diện của các tế bào ung thư. Sinh thiết gan có thể gây chảy máu, bầm máu và nhiễm trùng.

Xác định giai đoạn của ung thư gan

Sau khi chẩn đoán ung thư gan, các bác sĩ sẽ tiến hành xác định giai đoạn của ung thư. Quá trình này giúp đánh giá kích thước và số lượng các khối u cùng với khả năng di căn của ung thư. Các chẩn đoán hình ảnh thường được dùng là chụp cắt lớp điện toán (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp xạ hình xương. Có nhiều cách phân loại để xác định giai đoạn căn bệnh này.

Phân loại Roman đánh số từ I đến IV để thể hiện các giai đoạn của ung thư, trong khi cách cách khác dùng các chữ số từ A đến D. Tùy vào giai đoạn ung thư mà các bác sĩ có thể dự đoán tiên lượng bệnh và đề nghị các phương pháp điều trị thích hợp. Giai đoạn IV hay D cho thấy ung thư gan đã tiến triển với tiên lượng xấu nhất.
(Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com)


Bài viết liên quan

Sign up for consulting services

Hello. 👋 Please leave your information. We will contact you as soon as possible.
Đặt lịch khám