HƯỚNG DẪN TẬP LUYỆN VÀ VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ

30/09/2024
 

Vật lý trị liệu là một biện pháp điều trị nội khoa hoàn toàn không xâm lấn nhưng đem lại hiệu quả điều trị cao, nhưng khi thực hiện sai cách hoặc không phù hợp với sức khỏe sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Dưới bài viết này, DECA care sẽ cung cấp cho các bạn thông tin những bài tập vật lý trị liệu tại nhà an toàn, hiệu quả.

 

Vật lý trị liệu là gì?

Vật lý trị liệu là một biện pháp điều trị nội khoa hoàn toàn không xâm lấn nhưng đem lại hiệu quả điều trị cao.  Nó bao gồm chuỗi những bài tập vật động động có tác dụng trị liệu hỗ trợ quá trình phục hồi cho người bệnh. Liệu pháp này đặc biệt phù hợp với người bệnh có các bệnh về xương, khớp, làm giảm đau sau chấn thương hoặc phẫu thuật, đẩy mạnh quá trình phục hồi cho cơ thể. Thông thường, để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, các bác sĩ sẽ ưu tiên kết hợp tập vật lý trị liệu cùng với các biện pháp điều trị ngoại khoa hoặc nội khoa khác.

Vật lý trị liệu tại nhà là phương pháp điều trị nhằm phục hồi cơ lực và tầm vận động của khớp. Thông thường  nội dung sẽ bao gồm những bài tập có tác dụng cải thiện khả năng đi lại và giữ thăng bằng, Những bài tập này sẽ tăng tiến theo mức độ phục hồi của bệnh nhân, giúp bệnh nhân lấy lại đủ cơ lực và tầm vận động của khớp.

Đối tượng tập luyện của vật lý trị liệu:

Vật lý trị liệu đặc biệt hiệu quả với bệnh nhân gặp khó khăn trong di chuyển như người lớn tuổi, người có bệnh lý xương khớp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, Gout …. 

Những người gặp các vấn đề về chấn thương nhẹ, cần cải thiện những chức xương khớp mà chưa cần đến thuốc: Đau nhức xương khớp nhẹ do thói quen sinh hoạt hoặc sai tư thế,

Những người sau phẫu thuật khớp háng, khớp gối, chấn thương khi chơi thể thao hoặc lao động nặng, người bị đột quỵ …

Một số bài tập Vật lý trị liệu đơn giản đạt hiệu quả phục hồi cao tại nhà 

  • Lưu ý trước khi tập
  • Tham vấn ý kiến bác sĩ, kỹ thuật viên về những bài tập phù hợp với tình hình sức khỏe của bản thân, chuẩn bị một số đồ dùng hỗ trợ tập luyện như thảm, dây kháng lực ….
  • Khởi động trước khi tập để cơ thể cung cấp lượng oxy và máu lên các cơ bắp, dây chằng, gần để đàn hồi và giảm nguy cơ chấn thương hay đau nhức cơ trong lúc tập luyện. Hãy khởi động khoảng 10 phút khi bắt đầu vào bài tập chính.
  • Một số bài tập vật lý trị liệu tại nhà đơn giản

  1. Kéo căng cánh tay: Khi thực hiện bài tập này sẽ có tác dụng kéo căng khớp vai, lưng trên và cánh tay, bài tập này sẽ thích hợp để phục hồi chức năng cho những người bị đau khớp vai, viêm khớp vai, mắc các hội chứng cổ - vai - gáy. 

Cách thực hiện: Nâng cánh tay bị đau ngang trước ngực, tay còn lại sẽ nắm vào khuỷu tay của tay đau. Kéo dần cánh tay vào trong ngực cho tới khi xuất hiện cảm giác đau nhức thì dừng lại. Cố gắng giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 giây rồi thả lỏng, sau đó lại lại từ đầu.

  1. Kéo căng khớp vai:  Bài tập này sẽ tác động chủ yếu lên phần khớp vai, khớp bả vai và lưng trên. 

Cách thực hiện: Bạn hãy đan xen kẽ hai bàn tay lại với nhau, sau đó dần dần đưa tay nâng cao lên đầu và kéo căng, hai lòng bàn tay hướng lên trên. Nên giữ tư thế này trong khoảng 10 giây và thả lỏng, sau đó lặp lại.

  1. Kéo căng gối ngực: Bài tập này sẽ tác động tới phần khớp háng, khớp gối và giúp kéo căng cơ đùi. 

Cách thực hiện: Bạn hãy nằm ngửa, hai chân song song đặt thẳng theo thân người. Sau đó, từ từ kéo gập hai gối về phía ngực và dùng hai tay nắm vào phần đầu gối để hỗ trợ kéo căng chân, cổ không ngước lên trên. Kéo đầu gối sát nhất có thể, giữ vững trong vòng 30 giây rồi thả lỏng, lặp lại sau đó.

  1. Kéo gân cơ cổ chân, cẳng chân: Bài tập này giúp hỗ trợ tăng cường sức mạnh của phần bắp chân. 

Cách thực hiện: Để thực hiện bài tập này sẽ cần đến hai người, cùng là người bệnh hoặc người bệnh với kỹ thuật viên hoặc cùng người nhà.  Hai tay của người bệnh sẽ nắm vào một chiếc ghế cao ngang mông đặt ở phía trước hoặc chống hai tay vuông góc với tường, chân đau sẽ duỗi thẳng ra và chân còn lại sẽ co một góc 135 độ, cách chân đau khoảng 1 bước chân. 

Dồn trọng lực về phía trước và cong chân lành lại trong khi chân đau vẫn tiếp tục được duỗi thẳng về sau, đảm bảo hai bàn chân được áp sát vào mặt đất và lưng giữ thẳng. 

Giữ tư thế trong khoảng 15 giây và thả lỏng, rồi lặp lại từ đầu. Khuyến khích nên tập đều hai chân để mang lại hiệu quả tốt hơn.

  1. Kéo căng cơ đùi trước:  Bài tập này giúp cơ thể thăng bằng và tăng cường sự dẻo da cho các khớp chân. 

Cách thực hiện: Bạn bắt đầu bằng việc hai tay dựa sát vào tường, giữ người thẳng đứng cách tường khoảng 30 cm. Dồn trọng lực vào chân ở phía trong và chân bên ngoài sẽ gập dần về sau sao cho gót chân chạm sát vào mông. Sau đó, lấy tay bên ngoài nắm và kéo phần cổ chân gập. Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây và thả 

  1. Kéo căng cơ đùi sau: Kéo căng cơ đùi sau giúp kéo giãn các cơ bắp và cơ đùi hiệu quả, hỗ trợ phục hồi tổn thương khu vực đùi sau rất tốt. 

Cách tiến hành: Người bệnh sẽ tiến hành theo các bước sau: Đầu tiên hãy ngồi vuông góc và duỗi chân thẳng thoải mái. Sau đó, tăng dần một bên chân lên cao, có thể dùng tay hoặc dây để hỗ trợ kéo lòng bàn chân về phía cơ thể, cố gắng giữ cho chân thẳng. Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây rồi thả lỏng và thực hiện lặp lại với chân kia.

Trên đây, DECA care đã chia sẻ với các bạn 6 bài tập Vật lý trị liệu đơn giản hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Vẫn biết rằng những bài tập không xâm lấn này mang lại hiệu quả cao nhưng bạn vẫn cần tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc kỹ thuật viên y tế để lựa chọn bài tập phù hợp với sức khỏe và thực hiện đúng kỹ thuật. DECA care mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc phục hồi chức năng của cơ thể sau khi bị ảnh hưởng bởi những bệnh lý hoặc chấn thương.


 

Bài viết liên quan


Các bài tin khác

Sign up for consulting services

Hello. 👋 Please leave your information. We will contact you as soon as possible.
Đặt lịch khám