Chăm sóc tâm linh cho người bệnh ung thư

28/05/2021

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới; cứ khoảng 6 người thì có 1 người tử vong vì ung thư. [ 1 ] Việc chẩn đoán và điều trị thường gây ra nỗi đau về thể chất, tinh thần và gia tăng căng thẳng lên cuộc sống của người bệnh ung thư. [ 2 ] Tâm linh và niềm tin tôn giáo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những người bị bệnh nặng và / hoặc đang đối mặt với các vấn đề sức khỏe đe dọa đến tính mạng. [ 3 ] Tâm linh giúp họ tìm kiếm ý nghĩa, mục đích và kết nối với một đấng quyền năng cao hơn, và cho phép mỗi cá nhân hành động theo cách có mục tiêu hơn cho cuộc đời của mình.  [ 4] Người ta tin rằng, đây là yếu tố thiết yếu cung cấp bối cảnh để người bệnh ung thư tìm thấy hy vọng và ý nghĩa sống khi phải đối phó với bệnh tật, bất kể là người đó đang điều trị, đã khỏe lại, bị tái phát trở lại hoặc sắp qua đời. Và tâm linh sẽ đóng vai trò như một vệ sĩ ngăn chặn các tác động xấu do căng thẳng gây nên. [ 2 , 5 ] Những người đang chung sống với ung thư nói riêng và các căn bệnh hiểm nghèo nói chung đều dễ bị tổn thương tinh thần, nhạy cảm và có nhận thức rõ ràng với các nhu cầu tâm linh của bản thân. [ 3 , 5 , 6 ] Giải quyết được nhu cầu tinh thần có thể giúp người bệnh đương đầu trước các thách thức do bệnh tật mang lại. [ 7] Vì tâm linh là một phần quan trọng của chăm sóc toàn diện và lấy con người làm trung tâm, nên các can thiệp tinh thần cần được xem xét và đưa vào kế hoạch chăm sóc cho từng người bệnh ung thư. [ 2 , 5 ]

Nguồn: Internet

Qua một thập kỷ, đã có sự gia tăng đáng kể số lượng các nghiên cứu về việc dùng tâm linh và tôn giáo để điều chỉnh tình trạng bệnh nặng như ung thư.. [ 8 ] Tâm linh là một trong những chỉ số thiết yếu của chất lượng cuộc sống [ 4 , 9 ] và kết nối tâm linh được cho rằng có liên quan tích cực đến tinh thần và tình trạng sức khỏe ở những người bệnh ung thư.  [ 5 , 10 ] Những người bệnh ung thư có mức độ kết nối tâm linh cao cho biết chất lượng cuộc sống của mình tốt hơn, mức độ trầm cảm thấp, ít lo lắng về cái chết và có mức độ đau khổ thấp hơn.  [ 5 , 8] Họ cho biết, tâm linh là nguồn sức mạnh lớn giúp hộ ứng phó với ung thư, xác định tình trạng sức khỏe trong và sau quá trình điều trị, tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, cảm giác khỏe mạnh và thấu hiểu được những trải nghiệm cá nhân trong thời gian bị bệnh ung thư. [ 5 ] Sự liên hệ nhất quán giữa tâm linh, kết nối tâm linh và tình trạng sức khỏe xuất hiện trong nhiều nghiên cứu được xuất bản trên thế giới đã nêu bật tầm quan trọng của việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tâm linh nhằm nâng cao sức khỏe tinh thần của người bệnh ung thư và giải quyết nhu cầu tâm linh của họ.

@photo: DecaYoga.

Đau khổ về tinh thần không phải là chuyện hiếm gặp ở người mắc ung thư. [ 8 ] Nhu cầu tinh thần không được đáp ứng có thể là nguyên nhân gây ra đau khổ. [ 2 ] Nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần có thể ảnh hưởng lên trải nghiệm và triệu chứng bệnh tật của một người và góp phần khiến tình trạng sức khỏe và tình trạng tâm lý xã hội trở nên tồi tệ hơn. 2 , 8 ] Các nhu cầu về tinh thần của bệnh nhân ung thư cần được đánh giá và xử lý khi lập kế hoạch và chăm sóc họ, và việc đánh giá mức độ khỏe mạnh và đau khổ về tinh thần rất quan trọng trong việc giải quyết các nhu cầu của người bệnh ung thư, [ 10 , 11] Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có trách nhiệm đưa ra dịch vụ chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân,và khuyến khích các cá nhân khám phá các vấn đề và nhu cầu tâm linh. [ 3 ] Y tá và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần được đào tạo để có đủ năng lực trong việc đánh giá và giải quyết nhu cầu tinh thần của người bệnh ung thư.

Nguồn: Internet

Các tác động của văn hóa cần được tính đến để cung cấp dịch vụ chăm sóc tâm linh toàn diện, trao cho mỗi bệnh nhân sự chăm sóc thích hợp và giải quyết nhu cầu tâm linh của họ. [ 12 , 13 ] Giữa tâm linh, văn hóa và tôn giáo có mối quan hệ qua lại và tương hỗ lẫn nhau. [ 14 ] Văn hóa có thể ảnh hưởng đến niềm tin tâm linh, sức khỏe tâm linh và thực hành tâm linh của một người, vì tâm linh được trải nghiệm thông qua kinh nghiệm sống hàng ngày. [ 13] Ngược lại, niềm tin tâm linh và tôn giáo có thể góp phần giải thích và quản lý sự đau khổ về thể chất và tinh thần của một cá nhân cũng như đóng một vai trò cấp thiết trong việc hình thành hiểu biết văn hóa của một người về cuộc sống, về cái chết và sống một cuộc đời  ý nghĩa hơn. [ 7 , 14 , 15 ] Ví dụ, nhận thức và cách lí giải của bệnh nhân ung thư về cơn đau có thể bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố xã hội, văn hóa và tâm linh khác nhau. [ 15 ] Bệnh nhân từ một số nền văn hóa có thể tin rằng cơn đau là một phần trong kế hoạch của Chúa hoặc là một dấu hiệu của sự tiến triển, phục hồi, trong khi những người thuộc các nhóm văn hóa khác có thể coi cơn đau là kết quả của sự mất cân bằng giữa âm và dương.  [ 15] Một can thiệp tâm linh có thể hiệu quả như một can thiệp y tế trong việc kiểm soát cơn đau cho người mắc ung thư. [ 2] Đánh giá niềm tin về tinh thần, văn hóa và xã hội của những bệnh nhân này là rất quan trọng, và nó có thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đánh giá chính xác hơn nhận thức của bệnh nhân về tình trạng đau đớn cả về thể chất và tinh thần, từ đó cung cấp đầy đủ các biện pháp can thiệp và thuốc cho họ. Mặc dù các cá nhân có cùng nền tảng văn hóa hoặc trong cùng một nhóm tôn giáo rất có thể có chung một nhóm niềm tin, nhưng cần phải thừa nhận rằng, có sự khác biệt về niềm tin và nhu cầu tâm linh giữa các cá nhân và trong từng hoàn cảnh khác nhau. Sự kết hợp giữa tâm linh, tôn giáo, văn hóa và niềm tin của cá nhân, gia đình, cộng đồng cùng các cấu trúc xã hội khác có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc ra quyết định, việc chăm sóc và quan niện của bệnh nhân về sinh tử, bệnh tật. [ 14 , 16] Quan trọng là các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải nhận thức và điều chỉnh dịch vụ của mình sao cho phù hợp về mặt văn hóa và lấy bệnh nhân làm trung tâm để đáp ứng các nhu cầu tinh thần đa dạng của họ.


Nguồn: Internet

Vì chăm sóc tâm linh cho người bệnh ung thư cần có sự liên đới và phù hợp về văn hóa, nên việc sử dụng các công cụ đáng tin cậy, phù hợp để đánh giá nhu cầu tâm linh và đánh giá kết quả chăm sóc tâm linh trở nên cực kỳ quan trọng. [ 13 ] Có thể đưa ra các đánh giá về yếu tố tâm linh-tinh thần phù hợp và đáp ứng về mặt văn hóa là bước đầu giải quyết nhu cầu tâm linh của bệnh nhân. [ 13] Sử dụng các công cụ đánh giá phù hợp với từng nền văn hóa có thể hỗ trợ đưa các tín ngưỡng và thực hành tâm linh cụ thể vào kế hoạch chăm sóc tâm linh, và cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng tốt hơn nhu cầu tinh thần của người bệnh ung thư. Mặc dù hiện sẵn có nhiều công cụ có thể áp dụng để thực hiện đánh giá vấn đề tôn giáo và tâm linh vốn ban đầu được phát triển cho người phương Tây, nhưng vẫn chưa rõ liệu chúng có thể đem áp dụng cho người châu Á hay không. Nhu cầu, sự đau khổ và hạnh phúc về tinh thần của người bệnh ở các nhóm dân cư Châu Á chịu ảnh hưởng từ các tín ngưỡng tâm linh, tôn giáo và văn hóa độc đáo đa dạng có thể không có hoặc khan hiếm các công cụ đánh giá thích hợp. Việc thiếu khuyết các công cụ hợp lệ, đáng tin cậy, phù hợp với văn hóa có thể là rào cản hạn chế các khả năng của y tá và chuyên gia y tế trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tâm linh phù hợp nhằm giải quyết nhu cầu tinh thần của người bệnh ung thư châu Á và đánh giá kết quả của việc chăm sóc tâm linh. Để phát triển các công cụ đánh giá thích hợp cho người châu Á đòi hỏi sự chú tâm và nỗ lực hơn nữa của các nhà nghiên cứu. Dù việc đáp ứng các nhu cầu đa dạng về tinh thần có thể là thách thức, nhưng quá trình này sẽ hữu ích cho các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, người bệnh và người nhà bệnh nhân vì nó tạo cơ hội cho sự phát triển tâm linh và tôn giáo trong quá trình trao đổi những hiểu biết và ý nghĩa mới. [3]

Nguồn: Internet

Ngay cả khi việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tinh thần cho người bệnh ung thư đang đóng vai trò không thể thiếu như một phần của phương pháp tiếp cận toàn diện cũng như việc đánh giá sức khỏe tinh thần là cần thiết, thì người bệnh cho biết nhu cầu tâm linh của họ vẫn không được công nhận, giải quyết hoặc hỗ trợ. [ 5 , 8 , 17 ] Nhiều rào cản phức tạp đã được đưa ra trong báo cáo như: sự khác biệt về tâm linh -tôn giáo giữa bệnh nhân và bên cung cấp dịch vụ, sự thiếu hiểu biết về tâm linh, thiếu giáo dục và sự chuẩn bị, thiếu thời gian và kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân và cung cấp sự chăm sóc tinh thần. [ 2 , 18 , 19] Các rào cản phải được khắc phục để có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện và thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của người bệnh ung thư.

Nguồn: Internet

Đứng trước thực tế là tầm quan trọng của chăm sóc tâm linh cho người mắc ung thư ngày càng trở nên rõ ràng, y tá và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần có trách nhiệm đánh giá nhu cầu của bệnh nhân ung thư, cũng như lập kế hoạch và cung cấp dịch vụ chăm sóc tâm linh phù hợp với văn hóa của họ. Cần có thêm nhiều nghiên cứu điều tra về sức khỏe tâm linh, nhu cầu và chăm sóc tâm linh phù hợp về văn hóa cho bệnh nhân có nền tảng văn hóa châu Á để vượt qua những rào cản của việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tâm linh phù hợp cho tất cả người bệnh ung thư. Cần đảm bảo các y tá làm quen với các khía cạnh của tâm linh, hiểu được những ảnh hưởng của văn hóa đối với tinh thần và sức khỏe tinh thần của người bệnh ung thư.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối liên hệ giữa tâm linh và tình trạng sức khỏe ở người bệnh ung thư, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc tinh thần và chăm sóc tâm linh ở người bệnh ung thư trên toàn thế giới; tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này được thực hiện ở các nước phương Tây. Nghiên cứu khám phá và cung cấp bằng chứng liên quan đến tâm linh và chăm sóc tinh thần cho người bệnh ung thư ở các nước châu Á là rất khan hiếm. Việc thiếu thông tin gây ra lỗ hổng kiến ​​thức, hạn chế khả năng của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhằm cung cấp dịch vụ phù hợp cho người bệnh ung thư có nền tảng văn hóa châu Á. Các nghiên cứu nhằm khảo sát các rào cản, từ đó tạo điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tinh thần phù hợp về văn hóa cho những người bệnh ung thư đến từ khu vực đa dạng văn hóa như Châu Á đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực hơn nữa.
Mục đích của số đặc biệt này là cung cấp một nền tảng cho các chuyên gia y tế, nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, chính trị gia, các cơ quan phi chính phủ và những người khác quan tâm chia sẻ kiến ​​thức và kinh nghiệm về phát triển và cung cấp dịch vụ chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân ung thư ở các nước Châu Á. Mục đích của chúng tôi là tạo ra một cuộc đối thoại để hiểu sâu hơn về việc phát triển và cung cấp dịch vụ chăm sóc tinh thần ở châu Á và cho sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong tương lai nhằm cải thiện chăm sóc tinh thần ở khu vực này. Các bài báo trong số này góp phần nâng cao kiến ​​thức và năng lực của chúng tôi trong việc đánh giá và giải quyết các nhu cầu về tinh thần cũng như phát triển và cung cấp dịch vụ chăm sóc tinh thần phù hợp với văn hóa và lấy bệnh nhân làm trung tâm cho tất cả bệnh nhân ung thư.



Tài liệu tham khảo:
1. World Health Organization. Cancer. World Health Organization. 2018. [Last accessed on 2018 Aug 12]. Available from: http://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cancer .
2. Puchalski CM, King SD, Ferrell BR. Spiritual considerations. Hematol Oncol Clin North Am. 2018;32:505–17. [PubMed[Google Scholar]
3. Conway J. Integrating spiritual care as part of comprehensive cancer treatment. Oncol Nurse Advis. 2010;1:24–7. [Google Scholar]
4. Lee YH, Salman A. The mediating effect of spiritual well-being on depressive symptoms and health-related quality of life among elders. Arch Psychiatr Nurs. 2018;32:418–24. [PubMed[Google Scholar]
5. Puchalski CM. Spirituality in the cancer trajectory. Ann Oncol. 2012;23(Suppl 3):49–55. [PubMed[Google Scholar]
6. Cheng Q, Xu X, Liu X, Mao T, Chen Y. Spiritual needs and their associated factors among cancer patients in China: A cross-sectional study. Support Care Cancer. 2018;26:3405–12. [PubMed[Google Scholar]
7. Hodge DR, Sun F, Wolosin RJ. Hospitalized Asian patients and their spiritual needs: Developing a model of spiritual care. J Aging Health. 2014;26:380–400. [PubMed[Google Scholar]
8. National Institutes of Health. Spirituality in Cancer Care (PDQ®): Health Professional Version. 2017. [Last accessed on 2018 Aug 16]. Available from: https://www.cancer.gov/about-cancer/coping/day-to-day/faith-and-spirituality/spirituality-hp-pdq .
9. Amoah CF. The central importance of spirituality in palliative care. Int J Palliat Nurs. 2011;17:353–8. [PubMed[Google Scholar]
10. Bai M, Lazenby M. A systematic review of associations between spiritual well-being and quality of life at the scale and factor levels in studies among patients with cancer. J Palliat Med. 2015;18:286–98. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
11. Hui D, de la Cruz M, Thorney S, Parsons HA, Delgado-Guay M, Bruera E, et al. The frequency and correlates of spiritual distress among patients with advanced cancer admitted to an acute palliative care unit. Am J Hosp Palliat Care. 2011;28:264–70. [PubMed[Google Scholar]
12. Cockell N, McSherry W. Spiritual care in nursing: An overview of published international research. J Nurs Manag. 2012;20:958–69. [PubMed[Google Scholar]
13. Lee YH, Salman A. Evaluation of using the Chinese version of the spirituality index of well-being (SIWB) scale in Taiwanese elders. Appl Nurs Res. 2016;32:206–11. [PubMed[Google Scholar]
14. Surbone A, Baider L. The spiritual dimension of cancer care. Crit Rev Oncol Hematol. 2010;73:228–35. [PubMed[Google Scholar]
15. Martin EM, Barkley TW., Jr Improving cultural competence in end-of-life pain management. Home Healthc Now. 2017;35:96–104. [PubMed[Google Scholar]
16. Fang ML, Sixsmith J, Sinclair S, Horst G. A knowledge synthesis of culturally- and spiritually-sensitive end-of-life care: Findings from a scoping review. BMC Geriatr. 2016;16:107. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
17. Richardson P. Spirituality, religion and palliative care. Ann Palliat Med. 2014;3:150–9. [PubMed[Google Scholar]
18. Zakaria Kiaei M, Salehi A, Moosazadeh Nasrabadi A, Whitehead D, Azmal M, Kalhor R, et al. Spirituality and spiritual care in Iran: Nurses’ perceptions and barriers. Int Nurs Rev. 2015;62:584–92. [PubMed[Google Scholar]

19. Saguil A, Phelps K. The spiritual assessment. Am Fam Physician. 2012;86:546–50. [PubMed[Google Scholar]

 

Người dịch: CN. Phạm Thị Yến & Bs. Phạm Thị Vân Ngọc
(Trung tâm Phát hiện sớm Ung thư DecaCare)

Đây là bài dịch nguyên bản từ bài báo Spiritual Care for Cancer Patients được đăng trên tạp chí thư viện y khoa danh tiếng và uy tín của thế giới Pubmed (Link: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6371666/)


Bài viết liên quan

Sign up for consulting services

Hello. 👋 Please leave your information. We will contact you as soon as possible.
Đặt lịch khám