CHĂM SÓC TẠI NHÀ CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ

29/09/2024
 

Ung thư là căn bệnh mãn tính cần thời gian điều trị và chăm sóc dài ngày, nên nhiều bệnh nhân sau quá trình điều trị tích cực tại bệnh viện dã có mong muốn điều trị ngay tại nhà mình để có môi trường nghỉ ngơi thoải mái, quen thuộc. Đồng thời khi ở nhà sự chăm sóc tận tình và đáng tin cậy của những người thân sẽ là động lực để bệnh nhân hồi phục về sức khỏe thể chất cũng như ổn định tâm lý.

 

Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư thường có chế độ chăm sóc đặc biệt, yêu cần có kiến thức y tế, kinh nghiệm và sự kiên trì để hỗ trợ bệnh nhân phục hồi. DECA care xin chia sẻ với bạn một số lưu ý quan trọng để chăm sóc bệnh nhân ung thư hiệu quả ngay tại nhà trong bài viết dưới đây. 

 

1. Chăm sóc y tế cho bệnh nhân ung thư tại nhà

 

Chăm sóc y tế:

  •  Quản lý và sử dụng thuốc: Đảm bảo bệnh nhân dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian theo kê đơn thuốc của bác sĩ, quản lý thuốc ở nơi an toàn và dễ nhớ. Không tự ý bổ sung, dừng hoặc mua thêm thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Theo dõi sức khỏe: Quan sát và ghi chép các dấu hiệu bất thường và thông tin sức khỏe hàng ngày để thông báo cho bác sĩ trong các lần tái khám. 
  • Giữ kết nối với bác sĩ: Luôn giữ liên lạc với bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời khi có dấu hiệu bất thường và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Quản lý triệu chứng của bệnh nhân:

  • Bệnh nhân ung thư thường mang rất nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như: đau đớn, mất ngủ buồn nôn, mệt mỏi. Khi chăm sóc người nhà cần lưu ý một số triệu chứng để kịp thời hỗ trợ.
  • Đau đớn về thể xác: Người chăm sóc cần theo dõi mức độ đau và chia sẻ với bác sĩ để điều chỉnh liều lượng thuốc giảm đau nếu cần thiết.
  • Buồn nôn và nôn: Nếu tần suất xảy ra thường xuyên cần sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ. Giữ cho không gian sống thoáng đãng và hạn chế các tác nhân có thể gây buồn nôn cho bệnh nhân như: mùi thức ăn, mùi vị lạ …
  • Mệt mỏi, mất ngủ: Gia đình lưu ý tạo môi trường nghỉ ngơi thoải mái và khuyến khích bệnh nhân nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế thăm hỏi hoặc thăm hỏi có thời gian để cơ thể bệnh nhân được phục hồi. Ngoài ra, những lúc thời tiết đẹp nên khuyến khích bệnh nhân vận động nhẹ nhàng hoặc đi dạo hít thở không khí để tăng sức đề kháng và quan sát được vẻ đẹp của cuộc sống.

2. Chăm sóc dinh dưỡng

Dinh dưỡng giúp duy trì năng lượng, tăng sức đề kháng và kiểm soát mức độ phát triển bệnh của bệnh nhân. Dinh dưỡng vừa là phần hỗ trợ cơ thể phục hồi những cũng có thể là tác nhân dẫn đến bệnh tình nặng hơn. Vậy nên khi chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần có kiến thức và lưu ý những nội dung sau:

  • Xây dựng thực đơn riêng với chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, bao gồm protein, vitamin và khoáng chất. Hạn chế thức ăn có hàm lượng đường và chất béo cao.
  • Lựa chọn thực phẩm an toàn, tươi ngon, đảm bảo tránh để lây chéo các nguồn bệnh, nên chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi chế biến, nên ưu tiên các món dễ tiêu, như cháo, súp, và các loại thức ăn mềm. Nếu bệnh nhân có vấn đề về nuốt, nên nghiền nhuyễn thức ăn để việc tiếp nhận dễ dàng và hấp thụ dễ hơn.
  • Phân chia các bữa ăn thành bữa nhỏ ăn nhỏ trong ngày để giúp bệnh nhân dễ dàng tiếp nhận và tiêu hóa.

3. Chăm sóc tâm lý

  • Lo lắng, bất an, tâm trạng thất thường khó đoán là những dấu hiệu tâm lý thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Đôi khi không biết chia sẻ cho ai làm áp lực tâm lý ngày càng nặng nề. Vậy nên, khi là người thân cận chăm sóc họ hãy lắng nghe, kiên trì để giúp họ cảm thấy được quan tâm và không cô đơn.
  • Động viên, khích lệ cũng là liều thuốc an thần tự nhiên vô cùng quan trọng để người bệnh không cảm thấy cô đơn. Mọi chia sẻ nên xuất phát từ sự khích lệ bệnh nhân mà không ép buộc. Hãy để bệnh nhân cảm nhận được tình yêu thương và sự tận tụy, điều này sẽ là động lực tiếp thêm sức mạnh cho họ chiến đấu với bệnh tật.

4: Chăm sóc khác

  • Ngoài những lưu ý trên, bệnh nhân ung thư cần được hỗ trợ vận động nhẹ nhàng để các khối cơ được hoạt động tránh ngồi, nằm lâu gây tê cứng, liệt.
  • Chăm sóc da: Giữ vệ sinh da sạch sẽ và khô ráo để ngăn ngừa lở loét. Sử dụng kem dưỡng ẩm nếu da bị khô.
  • Vệ sinh cá nhân: bao gồm vệ sinh thân thể, răng miệng cũng là điều vô cùng cần thiết. Hỗ trợ bệnh nhân đánh răng và súc miệng thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết và yêu thương. Nếu bạn và gia đình đang gặp khó khăn trong bất kỳ nội dung nào hãy liên hệ ngay với đội ngũ DECA care để bệnh nhân được chăm sóc bởi các chuyên gia y tế ngay tại nhà.


 

Bài viết liên quan


Các bài tin khác

Sign up for consulting services

Hello. 👋 Please leave your information. We will contact you as soon as possible.
Đặt lịch khám